QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM TRONG XÂY DỰNG

    QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM

    Những năm gần đây, chống thấm không còn quá xa lạ với những công trình ở Việt Nam, Việt Nam là một đất nước nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn trong năm. Hiện nay với sự tiếp thu KHKT tiên tiến hiện đại, các công trình đã chú trọng hơn đến việc thi công chống thấm. Nó giúp cho ngôi nhà bền vững, thẩm mỹ hơn.

    Chống thấm là gì?

    Chống thấm là một công đoạn trong quá trình xây dựng. Nó là một khía cạnh cơ bản của việc tạo ra một vỏ bọc tòa nhà. Nó tạo ra một môi trường được kiểm soát. Các vật liệu che mái, vách, móng, và tất cả các thâm nhập khác nhau thông qua các bề mặt này phải có khả năng chịu nước và đôi khi là không thấm nước. Vật liệu lợp thường được thiết kế để chống nước và đổ nước từ mái dốc. Nhưng trong một số điều kiện, chẳng hạn như đập băng và trên mái bằng, tấm lợp buộc phải có tính chống thấm.

    Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột?

    Hiện tượng thấm dột trần nhà

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trần nhà bê tông bị thấm, rò rỉ, bong tróc. Do sự co ngót của bê tông, sự co ngót giữa 2 loại vật liệu khác nhau, sự giản nở vì nhiệt khi nhiệt nóng lên và giảm xuống, hoặc do bảo dưỡng bê tông không đạt gây ra sàn nhà dễ bị nứt gãy, rạn nứt chân chim. Để chống lại hiện tượng trên quy trình chống thấm đúng phương pháp được đưa vào sử dụng trong xây dựng nhà phố và nhà biệt thự hiện nay.

    Ngôi nhà của quý vị được chống thấm trong quá trình thi công nhưng vẫn rò rĩ, rạn nứt: Nguyên nhân là chất chống thấm không tốt, không đảm bảo chất lượng nên khi chịu tác động của thời tiết không còn khả năng chống thấm được.

    ​​​​Những vị trí nào trong nhà cần phải chống thấm

    Các vị trí này thường nằm ở các vị trí luôn luôn có nước hoặc tiếp xúc nhiều với nước, tiếp xúc trực tiếp với thời tiết như mua gió, nhiệt độ cao như sàn mái, nhà vệ sinh, mái nhà, ban công,...

    Quy trình chống thấm ban công, sân thượng, sàn mái.

    B1: Dọn về sinh sàn trước khi chống thấm 

    Sử dụng các dụng cụ như máy hút bụi, máy đục, chổi, Rulo, cọ,..

    Đây là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền lớp chống 

    Dọn vệ sinh sàn trước khi tiến hành chống thấm 

    Loại bỏ tuyệt đối xà bần, rêu mốc, dầu mỡ, và các lớp vữa xi măng đã bị phong hóa, dùng máy đục và máy cắt sắt để cắt sắt dư thấp so với sàn bê tông 2cm.

    Những vị trí ống thoát nước xuyên sàn phải đục tạo nhám, vệ sinh sạch và fill bằng háo chất sika grout.

    Dùng chổi quét sạch và dùng nước rửa trôi các tạp chất và bụi.

    Dùng vữa hồ trám những vị trí khuyết bề mặt và bo góc tường,

    Bước 2: Trộn hỗn hợp xi măng với nước theo tỷ lệ 1kg xi măng : 0.5l nước .

    Bước 3 : Trộn hỗn hợp trên với 1kg vật liệu chống thấm và khuấy thật kĩ.

    Bước 4: Dùng con lăn rulo hỗn hợp vừa trộn, lăn chia thành 2 lớp, có thể lăn 3 lớp, mỗi lớp cách nhau 2-4 giờ. Phải lăn chống thấm chân các vách tường cao khoảng 20cm trước khi chống thấm sàn.

    Dùng cọ quyét những vị trí góc tường, những vị trí mà rulo không lăn tới để tạo thành một lớp chống thấm bao phủ toàn bộ khu vực chống thấm

    Bước 5:  Sau khi lăn xong lớp cuối, để khô bề mặt từ 3-5h, bơm nước vào tiến hành test nước.

    • Không để ánh nắng chiếu sáng trực tiếp vào bề mặt chống thấm thời gian lâu từ 24- 48h ánh sáng sẽ làm bong tróc lớp chống thấm, làm cho bề mặt chống thấm không đảm bảo.
    • Trong quá trình lăn lớp cuối xong và trong thời gian test nước tuyệt đối không được thi công ở khu vực đó, không để vật nặng, sắc nhọn rơi vào khu vực chống thấm (kỹ sư giám sát hoặc người quản lý công nhân sắp xếp công nhân thi công khu vực khác.

    Bơm nước tiến hành test 

    Bước 6: Sau 24 – 48 giờ test nước mời chủ đầu tư nghiệm thu bằng cách đứng ở tầng dưới nhìn xem có dấu hiệu thấm hay không. Nếu đạt thì tiến hành tháo nước và tiến hành cán nền bảo vệ lớp chống thấm ngay.

    Bài viết trên đây, chúng tôi mong muốn gợi ý cho quý vị về quy trình chống thấm nhà hợp lý, hy vọng qua bài viết này, quý vị đã có thêm những thông tin hữu ích về phương pháp chống thấm và quy trình chống thấm, để có thể theo dõi và yêu cầu nhà thầu xây dựng thực hiện đúng quy trình và đúng kỹ thuật khi thi công chống thấm ngôi nhà của Bạn.

    Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế, thi công sửa chữa nhàxây dựng nhà mới mời quý vị liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 02871018808

    Cre: interner

    Zalo
    Hotline

    Nhận báo giá